Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và làm cho bạn thiếu tự tin khi giao tiếp. Hiện tượng này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề da liễu như chàm, viêm da tiếp xúc hoặc có thể do tác động của các yếu tố thời tiết. Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng da mặt bị nổi sần ngứa thì hãy cùng Men Stay Simplicity tìm hiểu về 6 cách khắc phục an toàn và hiệu quả dưới đây.

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa là gì?

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa là một tình trạng khi làn da mặt phản ứng mạnh với một chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Khi da tiếp xúc với chất này, nó có thể trở nên sưng to, đỏ, ngứa và nổi lên thành những đốm sần sùi hoặc mẩn ngứa. Tình trạng đó thường gây khó chịu và có thể xảy ra ngay sau tiếp xúc với chất kích ứng chỉ trong thời gian ngắn.

Ngoài triệu chứng ngứa sần sùi, tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa còn có các biểu hiện bao gồm:

  • Da mặt bị đỏ và xuất hiện nốt sần hoặc đốm nhỏ

  • Những nốt sần thường gây ngứa, một triệu chứng quan trọng của dị ứng da mặt, tạo cảm giác không thoải mái có thể kéo dài hoặc xuất hiện ngày càng nhiều, khiến người bệnh khó chịu.

  • Mặt có thể bị xuất hiện mảng mề đay, sưng phồng hoặc biến dạng.

  • Da mặt bị bong tróc, khô, nứt nẻ.

  • Ngoài vùng da mặt, dị ứng thường lan sang các khu vực xung quanh như mắt, môi và lưỡi. Môi có thể sưng to, đỏ và đau rát, mắt có thể trở nên đỏ, chảy nước mắt liên tục, gây ngứa mắt, lưỡi cũng có thể sưng to và gây đau rát.

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa là gì?

Nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa nổi sần

Da mặt bị ngứa nổi sần xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố nội tiết cơ thể và cả yếu tố môi trường. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến cho da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa mà nhiều người thường gặp.

Thời tiết

Đất nước Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, độ ẩm không khí thường xuyên thay đổi theo thời gian. Điều này có thể gây ra tình trạng ngứa và sần sùi da mặt. Thường thì dị ứng do thời tiết này thường tự khỏi một cách nhanh chóng và không gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Mọi người cần phải giữ làn da của mình được bảo vệ dưới thời tiết khí hậu khắc nghiệt như hiện nay.

Môi trường làm việc 

Môi trường ô nhiễm khói bụi hay bụi bẩn nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ gây ra tắc nghẽn lỗ chân lông da, dị ứng, ngứa và xuất hiện mẩn đỏ. Thông thường, tình trạng này không kéo dài lâu mà thường tự giảm đi sau vài ngày hoặc trong hai tuần. Vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay vẫn đang trở thành nỗi lo của nhiều người bởi nó tồn tại những tác nhân gây nguy hại cho da và khiến cho da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa.

Môi trường làm việc bụi bẩn

Bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên, da mặt bị ngứa sần sùi có thể xuất phát từ các bệnh lý nội tiết như:

  • Bệnh chàm da: Xuất hiện dưới dạng phát ban, làm đỏ da và gây mẩn ngứa nổi cục. Nguyên nhân chính xác của bệnh này vẫn chưa được xác định, do đó cho đến nay không có phương pháp chữa trị hoàn toàn.

  • Bệnh vảy nến: Bệnh này có nhiều dạng khác nhau, trong đó dạng phổ biến bao gồm thể mụn mủ, thể đốm và thể tròn, thường gây ra triệu chứng mẩn ngứa nổi thành các cục nhỏ tương tự như nốt muỗi đốt..

  • Ghẻ nước: Là khi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei xâm nhập vào lớp thượng bì để đẻ trứng trong da, dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.

Thực phẩm

Thói quen ăn uống hàng ngày cũng có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe, bao gồm cả hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và cả làn da. Việc ăn quá muộn vào buổi tối hoặc tiêu thụ những thực phẩm cay nóng, những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản hoặc các loại đậu có thể gây sạm da, nổi mụn và khiến cho da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa. Do đó, bạn cần chú trọng trong việc ăn uống hằng ngày để hạn chế tình trạng nổi mẩn sần ngứa.

Thực phẩm cay nóng

6 cách làm giảm tình trạng nổi sần ngứa

Vậy da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao? Để giải quyết tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa, Men Stay Simplicity sẽ cùng tìm hiểu và chia sẻ một số cách xử lý như sau:

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng

Các yếu tố gây kích ứng da có thể bao gồm thực phẩm, mỹ phẩm, bụi bẩn, phấn hoa. Khi bạn phát hiện mình bị dị ứng, việc quan trọng đầu tiên là ngay lập tức tránh xa những yếu tố này. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần và ngứa nặng hơn, đồng thời ngăn ngừng các biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra. Hãy luôn tránh xa các tác nhân trên để bảo vệ cho làn da luôn sạch sẽ và không nổi mẩn.

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng

Tránh chà xát lên bề mặt da

Mặc dù da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa có thể gây khó chịu, nhưng cào hoặc gãi mạnh da mặt có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, hạn chế việc gãi mạnh da hay tác động mạnh đến làn da là cách tốt nhất. Hãy đảm bảo da luôn sạch sẽ, thường xuyên dưỡng ẩm, sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da.

Sử dụng các chất dịu nhẹ, không gây kích ứng

Dưỡng ẩm cho da là một phần vô cùng quan trọng trong việc giữ cho da luôn được độ ẩm, giúp da trở nên căng bóng và ngăn ngừa nguy cơ lão hóa sớm. Nếu bạn lo lắng về việc làm thế nào khi da mặt bị ngứa sần sùi, bạn có thể sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm nhẹ, không chứa hương liệu từ các thương hiệu có uy tín để giảm tình trạng da khô và kích ứng.

Sử dụng các chất dịu nhẹ, không gây kích ứng

Chườm lạnh vùng da nổi sần

Để giảm ngứa da, các bác sĩ da liễu đề nghị có thể sử dụng khăn lạnh đắp lên vùng bị ngứa trong khoảng 5-10 phút. Ngoài ra, bạn có thể thử tắm bằng bột yến mạch để làm dịu ngứa. Học viện Da liễu Hoa Kỳ cũng đưa ra thông tin có thể áp dụng cách này cho thủy đậu, nổi mề đay hay cháy nắng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên rằng nên duy trì môi trường có độ ẩm phù hợp để tạo không khí mát mẻ trong nhà. Trong mùa thu đông, nếu da của bạn dễ bị khô và chàm thì hãy sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho không khí trong nhà ẩm mát.

Đi khám da liễu

Khi da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoại hình, mà còn là dấu hiệu của một số bệnh lý da liễu. Vì vậy, để giải quyết tình trạng này, nếu bạn lo lắng hoặc có triệu chứng bất thường khác, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những giải pháp thích hợp cho làn da để cải thiện tình trạng dị ứng nổi sần ngứa.

Sử dụng thuốc chữa

Sau khi xác định da mặt bị ngứa sần sùi là kết quả của dị ứng, ngoài việc tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, cần thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị nhằm giảm ngứa.

Sử dụng thuốc chữa da mặt bị nổi sần ngứa

Trên đây là bài viết chi tiết của chúng tôi về nguyên nhân khiến da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa và cách khắc phục tình trạng này. Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi, bạn đã có thể hiểu được rõ hơn và tìm được những cách khắc phục hiệu quả nhất giúp cho làn da của bạn luôn mịn màng và khoẻ mạnh.